Washoku, văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản là một trong rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể thế giới được UNESCO công nhận. Và khi nhắc tới nền văn hóa ẩm thực này, không cần phải giới thiệu nhiều thì bất cứ ai yêu văn hóa và ẩm thực Nhật cũng biết đến món sushi và tempura.
Bên cạnh đó, để thưởng thức thức những món ăn xứ Phù Tang là cả một nghệ thuật và cần tuân theo những quy tắc cơ bản. Dưới đây là 10 quy tắc du khách nên biết để tránh rơi vào những tình huống không đáng có.
1. Không trộn wasabi với nước tương
Với người Nhật, wasabi không bao giờ trộn nước tương
Mặc dù rất nhiều nhà hàng trên thế giới, ngay cả Việt Nam đều sử dụng phương pháp này khi phục vụ đồ ăn Nhật Bản, nhưng đây không phải là cách ăn của người Nhật. Cách dùng wasabi và nước tương đúng nhất là wasabi được đặt lên trên miếng đồ ăn sau đó mới chấm vào nước tương.
2. Không cắn đôi thức ăn
Việc cắn đồ ăn thành nhiều miếng va đặt món ăn còn dang dở trên đĩa được coi là bất lịch sự tại Nhật Bản, và họ rất hạn chế tối đa việc đó. Nếu món ăn quá lớn thì hãy dùng tay che miệng lại.
3. Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Với người Nhật, việc sử dụng tay trái để đỡ thức ăn rơi hay nước là một hành động không đẹp mắt. Mặc dù hành động này có thể tránh việc thức ăn rơi gây ra những vết bẩn không đáng có nhưng đó là một thói quen ăn uống bạn nên tránh khi dùng bữa kiểu Nhật.
4. Không lật ngược nắp bát
Lật ngược nắp bát là dấu hiệu khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đã dùng xong bát. Do vậy hãy để nắp bát úp xuống như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn
5. Không đặt vỏ sò trên nắp bát hay đĩa riêng
Khi được phục vụ một số đồ ăn có vỏ như sò, hàu…, nhiều người thường có thói quen đặt phần vỏ rỗng vào nắp bát hay đĩa riêng. Người Nhật coi đây là một hành động bất lịch sự. Tốt nhất là bạn nên bỏ vỏ vào chính chiếc bát (chén) mà bạn đã ăn xong.
6. Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên
Khi ăn món Nhật, bạn hãy lưu ý nhấc bát ăn trước khi cầm đũa. Nếu muốn chuyển sang bát khác thì hãy đặt đũa xuống, sau đó mới đổi bát. Và bạn chỉ cầm lại đũa sau khi chỉ sau khi bạn cầm chiếc bát thứ 2.
7. Không đưa đũa chạm vào thức ăn nếu bạn không có ý định gắp
Người Nhật tránh việc gắp đồ ăn sau đó bỏ chúng lại và gắp sang món khác. Hành động này được coi là một cách cư xử thiếu lịch sự. Hãy suy nghĩ và lựa chọn món ăn thật kỹ trước khi bạn đặt đũa để gắp.
8. Không gác đũa ngang miệng bát
Với nhiều người, việc gác đũa ngang miệng bát là một cách ăn uống khá bình thường nhưng tại Nhật điều này được cho là sai quy tắc ăn uống. Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn hãy đặt chúng lên những chiếc gác đũa. Trong trường hợp không có gác đũa, bạn có thể dùng bao đũa hoặc để gấp lại thành chiếc gác đũa hoặc vật nào đó tương tự.
9. Không dùng đầu còn lại của đũa để gắp thức ăn
Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa sạch hãy hỏi người phục vụ để lấy thêm một đôi đũa mới. Sở dĩ người Nhật tránh việc dùng đầu còn lại của đôi đũa để gắp thức ăn vì đây là phần tiếp xúc với tay, là phần không được sạch sẽ.
10. Không đưa đồ ăn lên quá cao
Trong khi ăn uống, nhiều người thường gắp và đưa đồ ăn lên cao ngang tầm mắt. Đây là việc cần hạn chế nếu bạn đang ở trong một bữa ăn Nhật.
Đại học Tokyo
Chính phủ Nhật Bản vừa tuyên bố chi 7,7 tỉ yen (72 triệu USD) cho 37 trường đại học nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu hóa và tăng cường sự hiện diện của mình trong các bảng xếp hạng toàn cầu thông qua “các siêu đại học toàn cầu”.
Theo kế hoạch, mỗi năm, 13 trường đại học “Loại A” sẽ nhận được 500 triệu yên (4,57 triệu USD) trong vòng 10 năm tới. Chính phủ Nhật hy vọng sẽ đưa số trường nằm trong top 100 trường của bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới của THE từ 2 trường hiện tại lên 10 trường.
Trong khi Đại học Tokyo vẫn giữ vị trí đối thủ hàng đầu ở châu Á và thứ 23 trên thế giới, Đại học Kyoto đã tụt 7 hạng và đứng thứ 59 trong bảng xếp hạng THE 2014 của Anh.
“Các trường đại học trên thế giới đang tham gia vào cuộc đua khắc nghiệt. – Toshio Hirano, Hiệu trưởng Đại học Osaka, trường được đề cử là trường loại A cho biết - Thậm chí như vậy, Đại học Osaka sẽ nỗ lực trở thành trường đại học có uy tín trên thế giới bằng cách thể hiện chất lượng cao về giáo dục và nghiên cứu” – ông nói.
Số tiền trên sẽ hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu hóa của các trường đại học, trong đó có việc thành lập các trường “World Tekijuku” đẳng cấp quốc tế vào năm 2017 và đưa ra hệ thống 3 học kỳ thay vì 2 học kỳ truyền thống trước đây.
Nỗ lực trên nhằm tăng số phòng thí nghiệm hợp tác quốc tế cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ 22 lên 100 phòng, đồng thời cung cấp các khóa học trực tuyến.
Trong khi đó, Đại học Waseda dự kiến tăng tỷ lệ sinh viên quốc tế của mình từ 8% lên 19% bằng cách tăng gấp đôi số khóa học dạy bằng ngoại ngữ và tăng gấp 3 số sinh viên gửi ra nước ngoài lên con số 10.650 người vào 2023.
Theo kế hoạch của chính phủ, 24 trường học “hạng B” còn lại sẽ nhận được tổng số 300 triệu yên mỗi năm để thực hiện các biện pháp như thu hút thêm sinh viên, giảng viên quốc tế để trở thành những mô hình toàn cầu hóa.
Trường Đại học quốc tế Christian (ICU) sẽ dùng khoản tài chính có được để bổ sung các chương trình học, xây dựng hợp tác với các trường đại học trên thế giới cũng như đại tu lại hệ thống tuyển sinh để sinh viên quốc tế dễ tiếp cận hơn.
Sau đây Letco sẽ liệt kê các khoản phí cần nộp khi làm hồ sơ sang Nhật Bản
1. Chi phí đầu vào (Phí tuyển sinh, nhập học, sử dụng CSVC,…)
+ Học phí 1 năm đầu: 130.000.000 -160.000.000
- Nộp cho trường tiếp nhận tại Nhật Bản sau khi có Giấy xác nhận tư cách lưu trú
Tiền nhà ở 3 tháng đầu: 15.000.000 – 30.000.000
- Nộp cho trường tiếp nhận tại Nhật Bản sau khi có Giấy xác nhận tư cách lưu trú
2. Phí xuất cảnh ( nộp tại VIỆT NAM ) 40.000.000
Chia làm 2 lần:
-Lần 1: 10 triệu nộp cùng hồ sơ
- Lần 2: 30 triệu nộp khi có Giấy xác nhận tư cách lưu trú
3. Phí thi chứng chỉ tiếng Nhật 400.000 – 900.000
(HS sẽ dự thi 1 trong các kỳ thi Nattest, J Test, GNK )
Nộp cùng với hồ sơ
4. Học phí học tiếng Nhật 2.500.000
1 khoá 4 – 6 tháng, 08 giờ/ ngày, học từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần
5. Đồng phục, văn phòng phẩm, sách giáo khoa 1.000.000
Nộp cùng học phí
6. Vé máy bay 11.000.000
Bay thẳng, 1 chiều
Nộp khi có Giấy xác nhận tư cách lưu trú
7. Phí khám sức khỏe 635.000 – 700.000
Bệnh viện giao thông vận tải
8. Chứng thực bằng cấp 750.000 – 835.000
Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể đi làm thêm là sau 1 tháng đến Nhật Bản.
Để trả lời câu hỏi “Làm hộ chiếu như thế nào?” chúng tôi xin hướng dẫn cách thủ tục, hồ sơ và các bước làm hộ chiếu lần đầu được áp dụng trên toàn quốc như sau:
I. Hồ sơ làm hộ chiếu passport phổ thông
1. Download Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01)
Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Ví dụ về Khai tờ Khai Hộ Chiếu
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
- Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
2. Ảnh làm hộ chiếu: 4 chiếc
Hình hộ chiếu là hình kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng
3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu.
Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.
4. Bản gốc Chứng minh nhân đân của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
II. Nơi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu
Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
III. Thời gian cấp hộ chiếu mất bao lâu?
Thời gian hoàn thành việc xin cấp hộ chiếu không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
IV. Nơi trả kết quả thủ tục cấp hộ chiếu.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố công an tỉnh, thành phố nơi người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
V. Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng
Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
I. Hồ sơ làm hộ chiếu passport phổ thông
1. Download Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01)
Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Ví dụ về Khai tờ Khai Hộ Chiếu
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
- Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
2. Ảnh làm hộ chiếu: 4 chiếc
Hình hộ chiếu là hình kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng
3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu.
Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.
4. Bản gốc Chứng minh nhân đân của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
II. Nơi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu
Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
III. Thời gian cấp hộ chiếu mất bao lâu?
Thời gian hoàn thành việc xin cấp hộ chiếu không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
IV. Nơi trả kết quả thủ tục cấp hộ chiếu.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố công an tỉnh, thành phố nơi người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
V. Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng
Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Nguồn: Vietkite.edu.vn
Nhật Bản là một trong những quốc gia được các bạn trẻ Việt Nam nói riêng và các bạn trên thế giới nói chung chọn làm điểm dừng chân trong quá trình du học. Để quá trình du học được suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị những gì, thủ tục ra sao? Letco xin cung cấp những thủ tục cần thiết khi đi du học Nhật Bản, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có những bước đi đúng trong quá trình làm thủ tục để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa. (Letco sẽ thông báo đến các bạn.)
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
- Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết : 5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa. (Letco sẽ thông báo đến các bạn.)
Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
- Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45
Thời gian cần thiết : 5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
Ví dụ: Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo
Nguồn: Vietkite.edu.vn
Xuất Khẩu Lao Động